Happy house ứng dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy

MONTESSORI CHILDREN’S HOUSE

Môi trường xung quanh + Giáo cụ + Người lớn

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG MÔI TRƯỜNG MONTESSORI

Trường mầm non Ngôi Nhà Hạnh Phúc – Happy house Kindergarten ở Vũng Tàu ứng dụng chương trình của VIỆN MONTITUTE HOA KỲ vào giảng dạy.

Chương trình học tập trung vào 5 lĩnh vực:

    1. Hoạt động thực hành trong cuộc sống: Trẻ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót nước uống, hình thành thói quen lành mạnh, tự mặc, cởi quần áo,… Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, quét bụi.

  1. Hoạt động giác quan: Bao gồm 5 hoạt động (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác,…)để kích hoạt sự thông minh của trẻ.
  2. Toán học: Tất cả hoạt động được thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của trẻ. Việc học toán bắt đầu từ cách trẻ sử dụng các giáo cụ cụ thể như n 5 tuổi, tịa chất học, thiên văn học, lịch sử học, địa lý học, khoa học, âm nhạc, nghệ thuật, vận động.
  3. Ngôn ngữ: Những hoạt động này được tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ. Hàng ngày, trẻ được đọc sách, nghe kể chuyện, hát và lắng nghe các bạn khác chia sẻ. Âm vị của các chữ cái được giới thiệu thông qua phương pháp ngữ âm một cách tự nhiên. Các phụ huynh sẽ nhận thấy rằng con mình đang hình thành chữ và từ và bắt đầu đánh vần các từ đơn giản. Sự phát triển từ vựng của trẻ được nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp. Khi trẻ 4 ½ tuổi, trẻ bắt đầu ghép các âm với nhau để đọc các từ ngắn và đến 5 tuổi, trẻ sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên vì sự ham thích đọc và viết của mình.
  4. Văn hóa: động vật học, thực vật học, vật lý học, sinh thái học, địa chất học, thiên văn học, lịch sử học, địa lý học, khoa học, âm nhạc, nghệ thuật, vận động.

MONTESSORI CLASSROOM

1. Thực hành cuộc sống thực tiễn:

  • Những bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn là những hoạt động đầu tiên các con cần nghiệm. Những kỹ năng hàng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng rất quan trọng vì con sử dụng chúng trong suốt quá trình con lớn lên.
  • Các con sẽ học được sự nhẹ nhàng lịch thiệp, để tự điều khiển sự cân bằng của cơ thể và cách tiếp xúc với người xung quanh.
  • Các con sẽ học các vận động tay để chuẩn bị cho việc viết chữ và thuần thục những hoạt động thường ngày.
  • Các con sẽ học cách tự chăm sóc bản thân trưóc và sau đó là chăm sóc môi trường xung quanh, kể cả thú cưng của con ở nhà.
  • Các con sẽ học cách làm thế nào để chuẩn bị thực phẩm để có năng lượng hoạt động cho 1 ngày dài.
  • Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn phải có chủ đích rõ ràng để các con phát triển tối đa khả năng của bản thân. Vai trò của giáo viên và môi trường của các con rất quan trọng trong quá trình này.

2. Cảm Quan:

  • Trẻ sẽ cảm nhận thế giới đầu tiên là qua 5 giác quan: nếm, sờ, ngửi, nghe và nhìn.
  • Tiến sĩ Montessori đã thiết kế ra những giáo cụ cảm quan, giúp trẻ tự cảm nhận, hoàn thiện và phát triển 5 giác quan của chúng. Khi đứa trẻ được tự do hoạt động chúng sẽ tự phát hiện ra khả năng của mình. Do đó, trẻ theo phương pháp Montessori sẽ tự lập và phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân.

3. Ngôn Ngữ:

  • Trong giai đoạn hấp thu ngôn ngữ tốt nhất (từ 0 – 6 tuổi), trẻ cần có môi trường thích hợp để phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Sự tiếp thu ngôn ngữ diễn ra trong cả hai hoạt động là thực hành cuộc sống và cảm quan. Trong thực hành cuộc sống, trẻ sẽ phát triển khả năng kiễm soát của tay. Trong môn học cảm quan, trẻ sẽ học được cách phân biệt tiếp xúc thị giác.
  • Các tài liệu ngôn ngữ được cung cấp trong một lớp học montessori sẽ phá vỡ các yếu tố của việc đọc sách. Điều này cho phép trẻ trãi nghiệm những ngôn ngữ theo những cách cụ thể hơn.
  • Những hoạt động có hệ thống sẽ giúp trẻ có thể thể hiện bản thân bằng lời nói, các con sẽ biết rằng những âm thanh này được biểu diễn bằng các ký hiệu. Maria Montessori tin rằng, nếu có một môi trường được chuẩn bị thích hợp và một ít hướng dẫn từ giáo viên, trẻ sẽ hoàn toàn có thể bước vào giai đoạn “Bùng nổ vào văn bản”.

4. Toán Học:

  • Toán học cũng là một cách nhìn thế giới xung quanh của chúng ta. Nó là một ngôn ngữ để hiểu và thể hiện mối quan hệ đo lường trong thế giới của chúng ta.
  • Mục đích của việc phát triển toán học như là một công cụ để hỗ trợ trẻ trong việc hoạt động và tương tác với người khác trong xã hội. Lớp học montessori sẽ sáng tạo sử dụng những giáo cụ thích hợp để phát triển toán học cho trẻ.
  • Montessori là một triết lý dựa trên thực tế. Thế giới của chúng ta phụ thuộc vào toán học. Trẻ tiếp xúc với những con số rất sớm trong cuộc sống, mục đích là để hiểu toán học, suy nghĩ logic.
  • Ý tưởng của toán học được đánh thức ở trẻ đầu tiên thông qua việc sử dụng các vật liệu trong lĩnh vực thực tế cuộc sống ở môi trường montessori. Những hoạt động này sẽ phát triển phối hợp giữa não và các giác quan. Bài học về cảm quan sẽ phát triển kinh nghiệm những thao tác cụ thể trong việc khám phá các mối quan hệ tri giác.
  • Hoạt động chuẩn bị cho toán học xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực của một lớp học Montessori. Trong giai đoạn nhạy cảm về toán học từ 3 – 5 tuổi, trẻ sẽ được giới thiệu khái niệm về pháp đếm hệ thống giá trị thập phân và đếm tuyến tính.
  • Giáo viên Montessori được chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp trẻ thiết lập môi trường cần thiết để trẻ cảm nhận toán học đa chiều trong một không gian sống của chúng.

5. Khoa Học Vật Lý:

  • “Không khí là gì?”
  • “Tại sao chim hót?”
  • “Điều gì sẽ tạo nên tuyết?”
  • Lý do dạy trẻ khoa học vật lý là để thúc đẩy ý thức tò mò của trẻ. Khiến trẻ luôn suy nghĩ “Tại sao?” “Cái gì?” “Khi nào?”… Trẻ sẽ có được một sự hứng thú tò mò, và như vậy người lớn sẽ giúp chúng tìm ra câu trả lời. Chúng ta cần phải cho trẻ thấy làm thế nào để trãi nghiệm thế giới xung quanh chúng. Dạy cho trẻ cách thức để tìm hiểu vấn đề và tạo niềm đam mê tìm tòi nghiên cứu trong trẻ.

6. Sinh Thái Học:

  • Các chuyên gia cho rằng, các nghiên cứu sinh thái học mục đích chính là dành cho trẻ con. Trẻ sẽ dần học được cách nhận thức về thế giới xung quanh chúng cũng như sự cân bằng trong các hệ sinh thái là cần thiết.
  • Trách nhiệm của người giáo dục montessori là để cho trẻ hiểu được trách nhiệm của chúng là tôn trọng sự cân bằng của thế giới đang sống.
  • Chúng tôi phải chắc chắn một điều rằng chắc chắn con cái của chúng ta sẽ ý thức được chúng là người bảo vệ cho trái đất trong tương lai.

7. Địa Chất Học:

  • Trẻ em sẽ được học những kiến thức về vỏ trái đất, nghiên cứu về cấu tạo trái đất cũng như các loại đá trên vỏ trái đất. Hy vọng, những điều này sẽ giúp chúng nhận ra kho báu dưới chân của chúng, cũng như nhận thức được hành tinh chúng ta đang sống.

8. Thực Vật Học:

  • Thông qua việc nghiên cứu thực vật học trẻ sẽ biết được nếu không có môi trường không khí, chúng ta sẽ không thể hít thở để duy trì sự sống. Chúng sẽ có những đánh gia ban đầu về đời sống thực vật sẽ phát triển một cách kỳ diệu và từ đó nuôi dưỡng tình yêu của chúng đối với thực vật sống trên trái đất.
  • Tình yêu này sẽ tiếp sức cho trẻ, chúng sẽ có ý thức trách nhiệm và cố gắng phấn đấu để chăm sóc trái đất của chúng ta. Hành tinh của chúng sẽ phản ứng bằng cách nuôi dưỡng chúng, con cái của chúng và con của con cái của chúng, vòng tuần hoàn lại tiếp tục phát triển và trái đất này là một ngôi nhà.

9. Động Vật Học:

  • Thông qua nghiên cứu động vật học, trẻ sẽ biết rằng có những loài động vật khác được đánh gái cao hơn là con người. Một cảm giác của “Kỳ quan” và “Tình yêu” cho tất cả những gì đang sống và phát triển như một đứa trẻ từ đó nhận thức được vị trí của mình trong Vương quốc động vật. Kiến thức về các “Sáng tạo” xung quanh mang lại sự tôn trọng. Sự tôn trọng này có ý nghĩa là phải cho nhiều sinh vật sinh sống trên trái đất. Con cái của chúng ta phải học được cách sống với thế giới xung quanh làm sao để có được “hòa bình trên trái đất”.

10. Địa Lý:

  • Trẻ em cần được giới thiệu về địa lý, để tự đặt mình trong và trên hành tinh này.
  • Các vị trí trẻ được giới thiệu:, Phòng, Nhà, Khu dân cư, Các thành phố, Các quốc gia, Châu lục
  • Hy vọng những điều này sẽ dẫn đến một tình yêu đất, nước và dân tộc trong chúng.

11. Lịch Sử:

  • Lịch sử là sự tiến triển ghi nhận tác động của con người trên trái đất. Đánh giá cao những thành tựu trong quá khứ, trẻ cần được giới thiệu về những gì đã diễn ra trong lịch sử. Đây là một việc khá khó vì trẻ của chúng ta sống trong hiện tại, nhưng không phải là không làm được. Lịch sử sẽ giúp trẻ định vị được vị trí của mình trong thời gian, từ đó đưa con người tiếp tục phát triển hơn nữa.

12. Thiên Văn Học:

  • Trẻ em nên được tiếp xúc với các nghiên cứu thiên văn học từ sớm, vì như thế sẽ mang lại cho trẻ ý tưởng thực tế rằng ngoài trái đất, còn những hành tinh khác vẫn đang tồn tại.
  • Trẻ sẽ sớm nhận thức được vị trí của mình trong không gian và trong cuộc đua với không gian.
  • Kết nối mối quan hệ vũ trụ hy vọng sẽ phát triển cảm giác hứng thú, ngạc nhiên và nhiệm vụ tương lai cho trẻ.

13. Âm Nhạc:

  • Trẻ em thích bài hát và âm nhạc từ khi còn rất nhỏ. Thế giới là một niềm vui khi giới thiệu âm nhạc với trẻ. Các khái niệm về âm thanh to, nhỏ, cao, thấp, ngắn, dài, nhanh, chậm sẽ mở ra một thế giới khác cho trẻ.
  • Giới thiệu cho trẻ những nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế giới, trẻ sẽ được học để có thể làm chủ cảm xúc của chính mình, cảm hóa và chuyển tình yêu của mình đến với mọi người trên thế giới.

14. Nghệ Thuật:

  • Nền tảng cho sự phát triển nghệ thuật được đặt trong những năm đầu đời của một đứa trẻ. Trong một lớp học montessori, mắt và thao tác tay được rèn luyện để trẻ có thể điêu khắc, may, vá …
  • Giới thiệu các nghệ sĩ và phong cách nghệ thuật để kết nối các con các màu sắc hình thức và dân tộc. Thật là một món quà vô giá, chúng tôi khuyến khích trẻ thể hiện bản thân mình với mọi người một cách nghệ thuật và chân thực nhất.

15. Vận Động:

  • Vận động là môn học giúp phát triển đồng đều 2 bán cầu não, tăng cường khả năng vận động thô, hình thành đam mê thể thao, phát triển thể chất của trẻ, gia tăng sự bền bỉ của sức khỏe, tăng cường đề kháng, sự dẻo dai, tăng lượng oxi cho não, giúp trẻ học tập tốt, lao động tốt, suy nghĩ tích cực …