Giới thiệu phương pháp Montessori

Giới thiệu phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non được phát triển dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori.

Phương pháp giáo dục này được xây dựng theo phương châm “tập trung coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn.” Dựa theo tiến trình giáo dục đặc biệt là học qua cảm giác. Tính đến thời điểm hiện tại đã có hơn 5000 trường ở Mỹ, Canada, Ấn Độ,… áp dụng thành công phương pháp này.

Nguồn gốc phương pháp Montessori

Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ mầm non được đặt tên theo tên của nhà giáo dục học người Ý– Tiến sĩ Maria Montessori (31/8/1870 – 6/5/1952).

Bà là chuyên gia trong nhiều lĩnh vực: Triết học, nhân văn học, giáo dục học, đặc biệt còn được biết đến với vai trò là nữ bác sĩ đầu tiên tại Ý. Bà là người trực tiếp xây dựng và phát triển phương pháp Montessori này, là người có ảnh hướng lớn nhất trong ngành giáo dục trẻ mầm non.

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non này lấy khả năng tự học của trẻ làm nền tảng cơ sở, khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ, không áp đặt trẻ bất kỳ hành động gì, chỉ quan sát và gợi ý cho trẻ tự phát triển.

Khác biệt hoàn toàn với phương pháp dạy trẻ truyền thống, các bậc phụ huynh thường áp đặt, định hướng quá nhiều khiến trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường thực tế phù hợp để trẻ tự trải nghiệm và khám phá những điều thú vị vốn có của bản thân, từ đó phát huy tối đa khả năng tự học của mình.

Phương pháp giáo dục Montessori có gì khác biệt so với phương pháp giáo dục truyền thống?

STT MONTESSORI TRUYỀN THỐNG
1 Phương pháp học lấy trẻ làm trung tâm thông qua giáo cụ đa giác quan. Lớp học thụ động dựa trên bài giảng của giáo viên đưa ra và hoạt động trên giấy.
2 Lớp học trộn độ tuổi thức đẩy hình thành những nhân cách tốt đẹp trong xã hội. Lớp học theo từng tuổi, thường xuyên có sự cạnh tranh, so sánh giữa các trẻ với nhau.
3 Tự do lựa chọn hoạt động trong môi trường theo sự thôi thúc từ bên trong của mỗi trẻ. Học theo chương trình do người lớn sắp đặt tại một thời điểm, không quan tâm đến sở thích cá nhân.
4 Thực hiện hoạt động theo nhịp độ của mỗi cá nhân Mỗi học sinh bị ảnh hưởng trực tiếp tiến trình của cả lớp
5 Giáo dục tích hợp giúp cân bằng việc học và vận động tạo ra sự hài hòa và mối liên hệ tương quan các hoạt động. Nền giáo dục phân tán có những môn học không tương quan với nhau. Các hoạt động vận động ít và không được ưu tiên.
6 Sự độc lập được phát triển trong môi trường do trẻ được khuyến khích để phát triển tối đa. Sự phụ thuộc ngày càng tăng lên bởi các hoạt động do giáo viên đưa ra, không phát huy được chủ kiến của học sinh.
7 Tự đánh giá được thực hiện một cách chủ quan thông qua việc sử dụng giáo cục đúng cách và thực hiện các hoạt động cá nhanh cùng giáo viên. Sự so sánh trong lớp học xảy ra bởi các hoạt động đều do giáo viên đánh giá và xếp loại dựa trên việc so sánh trẻ này với trẻ khác.
8 Giáo dục hiện thực tạo cho trẻ những trải nghiệm cụ thể, là nền tảng cho những khái niệm trừu tượng. Giáo dục trừu tượng khiến cho học sinh không nắm bắt được bản chất của vấn đề và ghi nhớ, tuân theo một cách rập khuôn máy móc.
9 Tương tác giữa giáo viên và trẻ giúp cho việc đánh giá quá trình phát triển của trẻ chính xác hơn và hoàn chỉnh hơn về trí tuệ và tâm lý Dạy học tập thể ngăn cản sự tương tác giữa giáo viên và trẻ. Các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn được áp dụng để đánh giá sự tiến bộ của trẻ.

Phương châm giáo dục của phương pháp giáo dục Montessori:

  • Lấy từng cá nhân trẻ làm trọng tâm.
  • Tôn trọng đặc điểm, tích cách riêng biệt của từng trẻ, tạo điều kiện tối đa cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình.
  • Khuyến khích, động viên trẻ chủ động hòa nhập với môi trường xung quanh.

Để áp dụng phương pháp Montessori cho trẻ mầm non, chúng ta cần:

  • Môi trường phục vụ các nhu cầu cụ thể của từng giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Một người trưởng thành hiểu được sự phát triển của trẻ và hoạt động như một hướng dẫn để giúp trẻ em tìm ra con đường tự nhiên của chính mình
  • Tự do cho trẻ em tham gia vào sự phát triển của chính mình theo đúng thời điểm phát triển cụ thể của chúng

Lợi ích mà phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ mầm non mang lại:

  • Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng cụ học tập thiết thực nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp cận học tập một cách độc lập.
  • Trẻ biết cách tự hợp tác và thỏa hiệp
  • Trẻ phát triển toàn diện về: Thính giác, thị giác, vận động từ các dụng cụ học tập thiết kế riêng biệt theo phương pháp giáo dục Montessori. Trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế nhất.
  • Trẻ hiểu biết tất cả các khía cạnh của môi trường học tập và văn hóa của mình trên góc độ riêng của bản thân
  • Trẻ tự có mục tiêu để hướng tới và hoàn toàn có thể phát triển các kỹ năng tự đánh giá sự tiến bộ và khả năng của mình.
  • Phương pháp này có cơ sở để đánh giá tiến độ phát triển của từng giai đoạn của trẻ

Trước khi vào nội dung chính của phương pháp, bạn cần tham khảo và chuẩn bị: Một số giáo cụ cần thiết khi áp dụng phương pháp Montessori để đảm bảo việc dạy trẻ diễn ra theo đúng quy trình.

Nội dung chính phương pháp Montessori

  1. Thực hành cuộc sống: Thông qua các giáo cụ mầm non chuyên dụng, chúng ta sẽ cho trẻ tự học cách chăm sóc và tự phát triển.
    – Cụ thể:

    • Trước tiên cho trẻ học cách đổ nước và lau những giọt nước bị rớt hay tràn ra ngoài. Khi đã thành công xong hoạt động đó, chúng ta sẽ cho bé thực hành nhưng hoạt động phức tạp hơn như: rửa tay, lau đãi, lau giày.
    • Mỗi bài tập đều tận dụng sự phối kết hợp hoàn hảo giữa bàn tay, ngón tay và cả cánh tay.
    • Những hoạt động này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc một cách hiệu quả nhất, sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.
      thực hành cuộc sống - happy house kindergarten - ngoi truong hanh phuc
  2. Giác quan:
    • Giác quan hay cảm giác sẽ giúp trẻ tự khám phá thế giới quan một cách tự chủ.
    • Bố mẹ có thể sử dụng các đồ chơi ghép hình, để bé có thể ghép những ô màu giống nhau thành một hình khối nhất định.
    • Với phương pháp này, trẻ cũng sẽ được giới thiệu các âm của chữ cái qua những con chữ trên giấy, chúng sẽ học rượt theo những chữ cái đó và học phát âm của chữ cái, sau đó, ghép các âm lại với nhau để tạo ra các từ, hãy cho bé chơi với các bảng chữ cái bằng nhựa có thể tháo rời và chuyển chỗ được.
    • Hãy cho trẻ sử dụng giấy, bút nhớ, bút chì màu, phấn… để thường xuyên viết chữ và vẽ tự do về những gì chúng thích.
      giac quan - happy house kindergarten - ngoi nhà hanh phuc
  3. Toán học:
    • Trước tiên, cho bé nhận diện các các con số từ 1 đến 9. Bố mẹ có thể sử dụng những quả bóng đồ chơi nhỏ được dán những con số bên trên cho trẻ chơi và đếm, dễ dàng ghi nhớ số hơn.
    • Khi đã hoàn thành kỹ năng đếm đồ vật, chúng ta cho bé làm quen với các phép tính cộng (+) và trừ (-). Sau đó chúng sẽ được dạy về nhân (x) và chia (:).
    • Tuy nhiên, phải phụ thuộc vào sự hứng thú và khả năng của trẻ. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời. Do đó, trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.
  4. Địa lý:
    • Giới thiệu cho trẻ quả địa cầu, những phần đất phủ bằng giấy màu nâu và những phần nước sơn màu xanh có bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng rõ ràng hơn về các phần lục địa.
    • Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của các lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng của từng lục địa.
    • Tiếp đến chúng ta cho trẻ học trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt để kiểm tra độ ghi nhớ.
    • Sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể giúp cho sự hình dung thế giới của chúng và nơi chúng đang sống.
      địa ly - happy house kindergarten - ngoi nha hanh phuc
  5. Lịch sử: Đối với môn học này, chúng ta cần giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút và tăng dần đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình với các hình ảnh.
  6. Nghệ thuật: Trẻ cần có những kỹ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, bút vẽ màu, đất nặn, giấy xé dán và các loại vật liệu khác. Người chỉ dẫn cần giàu kinh nghiệm trong việc “khơi dậy” hứng thú thực hiện hoạt động của trẻ khiến cho trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.
  7. Âm nhạc: Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, chúng xuất hiện trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori. Âm nhạc hiện hữu trong các hình thức khác nhau: Giai điệu nhạc bài hát, nhạc cụ, nhảy hoặc đóng kịch.
Comments (1)

[…] muốn bé phát triển những đức tính tốt thì hãy làm gương cho bé học theo. Phương pháp giáo dục Montessori rất coi trọng sự tự lập của bé trong bất kỳ hoạt động nào Chú ý: Trước […]

Comments are closed.